ABOUT CRAZY ENGLISH

ABOUT CRAZY ENGLISH

Hình ảnh Lý Dương và phương pháp Crazy English nổi tiếng của ông
Lý Dương kiên trì luyện tập Crazy English từ những năm 90
Nguồn gốc

 

Phương pháp học tiếng Anh Crazy English cuồng nhiệt (Crazy English) là phương pháp học tiếng Anh do một giáo viên người Trung Quốc tên là Lý Dương khởi xướng ra. Lúc đầu, phương pháp học tiếng Anh Crazy English không được ủng hộ bởi nó đi ngược lại các mô hình và khái niệm giảng dạy truyền thống. Không những thế, Crazy English còn phải chịu sự khinh miệt và ghê tởm của nhiều người Trung Quốc truyền thống, những người luôn yêu mến bản sắc phương Đông về sự kiềm chế, khiêm tốn và điều độ. Nhưng Lý Dương vẫn không bỏ cuộc, ông kiên trì phát triển, tuyên truyền phương pháp này qua các học trò của mình, và dần thu được những thành công cực kỳ to lớn.

 

Cho đến bây giờ, Crazy English đã trở thành phương pháp học tiếng Anh của hơn 20 triệu người ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Hơn một trăm hãng thông tấn từ 30 nước, bao gồm cả từ Mỹ, Canada, Australia đã phỏng vấn ông, và đài truyền hình NHK của Nhật Bản đã làm một chương trình phát hình trực tiếp về phương pháp Crazy English. Một bộ phim tài liệu về ông đã được làm. Sau đây, chúng ta sẽ cùng làm quen với những tư tưởng của phương pháp học tiếng Anh thú vị này.

 

Nguyên lý

 

Phương pháp học tiếng Anh Crazy English dựa trên nguyên lý rằng đơn vị cơ bản trong giao tiếp là câu. Trong mỗi tình huống giao tiếp, chỉ có một số lượng nhất định câu được sử dụng, chỉ cần nắm vững được các câu này là có thể giao tiếp tốt trong tình huống đó. Crazy English khuyên nên học thuộc các câu. Câu được học thuộc cả về ngữ âm, ngữ điệu, chữ viết và ý nghĩa, trong đó đặc biệt chú trọng đến ngữ âm và ngữ điệu. Và như vậy, người học sẽ nghe được một câu hoàn chỉnh, từ đó cũng nói được một câu hoàn chỉnh, đồng thời có thể luyện được cách phát âm chuẩn của cả câu. Theo cách truyền thống, người ta học từ vựng, rồi sử dụng ngữ pháp nối các từ thành câu để sử dụng, cách thức như thế sẽ bó buộc ngôn ngữ vào một cái khung chật chội, trong lúc ngôn ngữ luôn thiên biến vạn hóa, nhiều “tiếng lóng” và nghĩa bóng, mà ngữ pháp chính quy không thể theo sát và biểu đạt nổi. Vì vậy, chỉ có cách học thuộc lòng cả câu thì mới nắm vững được toàn bộ ý nghĩa cũng như các sắc thái biểu cảm của câu đó.

 

Phương pháp học tiếng Anh Crazy English đưa ra lý luận rằng, chỉ cần học thuộc một số lượng mẫu câu nhất định thì sẽ giao tiếp được bằng tiếng Anh: học 500 câu cơ bản – giao tiếp được bằng tiếng Anh, học 5000 câu cơ bản – viết văn được bằng tiếng Anh, học 50000 câu cơ bản – trở thành một nhà ngôn ngữ học tiếng Anh. Khi tích lũy đủ một số lượng câu nhất định, thì trình độ tiếng Anh của người học sẽ tự nhiên giỏi lên bất ngờ.

 

Lý Dương cho rằng, học thuộc là “phương pháp duy nhất” học tốt tiếng Anh, tuyệt đối không có cách thứ hai. Ông quan niệm: “Sách đọc nhiều lần tự khắc sẽ hiểu; Đọc thuộc 300 bài thơ Đường, không biết làm thơ cũng biết ngâm thơ; Bài viết đọc nhiều, viết văn hay tuyệt; Trước lạ sau quen”. Học thuộc phải học thuộc triệt để, tức là đến khi ngấm vào máu thịt không thể nào quên. Để học thuộc được như vậy thì phương pháp tốt nhất là lặp đi lặp lại thật nhiều lần, 100 lần, 1000 lần, … đến mức có thể “buột miệng nói ra bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu”, hơn nữa suốt đời cũng không thể quên. Giống hệt những bậc đại sư võ thuật luyện võ vậy.

 

Học thuộc lòng chính là điểm mấu chốt giúp hình thành khả năng ngôn ngữ. Trí nhớ hình thành sau hàng trăm, hàng ngàn lần “luyện tập lặp đi lặp lại” gọi là “trí nhớ cơ bắp”. Chính trí nhớ này sẽ quyết định cho khả năng tiếng Anh của một người.

 

Như vậy, phương pháp học tiếng Anh Crazy English cuồng nhiệt của Lý Dương dựa trên hai nguyên lý:

 

– Thứ nhất, câu là đơn vị cơ bản trong giao tiếp tiếng Anh, do đó học tiếng Anh tức là học câu.

 

– Thứ hai, học thuộc lòng triệt để là phương pháp tốt nhất để học tiếng Anh.

 

Phương pháp học tiếng Anh Crazy English của Lý Dương xuất phát từ một thực tế đó là trong các tình huống giao tiếp tiếng Anh hàng ngày thì mọi người sử dụng câu để giao tiếp với nhau, và mỗi tình huống chỉ sử dụng một số lượng câu nhất định. Như vậy phương pháp học tiếng Anh Crazy English này xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và trở lại đáp ứng thực tiễn. Đồng thời nó còn dựa trên việc ứng dụng quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Thể hiện cụ thể đó chính là tư tưởng học thuộc bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần để hình thành “trí nhớ cơ bắp”, cũng như việc tích lũy vốn câu học thuộc để quyết định khả năng tiếng Anh giỏi hay kém.

 

Phương pháp, cách thức cụ thể của phương pháp học tiếng Anh bằng Crazy English:

 

Từ những nguyên lý cơ bản và các cơ sở triết lý trên, Lý Dương đưa cách thức và trình tự tiến hành phương pháp học tiếng Anh Crazy English cụ thể như sau:

– Chuẩn bị tâm thế

Phải chuẩn bị tâm thế bằng cánh nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc học tiếng Anh. Phải coi tiếng Anh là quan trọng nhất, quan trọng hơn cả việc ăn uống, ngủ, nghỉ. Phải luôn tự tin với trí nhớ của mình, không quan tâm đến việc bạn có thể học thuộc hay không, chỉ quan tâm đến việc bạn đã lặp lại đủ chưa! Chỉ cần lặp lại đủ số lần, thì có thể đạt đến mức độ “buột miệng nói ra được”. Luôn luôn tâm niệm kiên trì sẽ sáng tạo nên kỳ tích.

– Mỗi ngày học thuộc 5-10 câu

Mỗi ngày học thuộc 5 -10 câu cơ bản. Cách thức học theo trình tự như sau: đầu tiên là nghe băng để nhận biết âm chuẩn, nói chậm theo âm chuẩn, cuối cùng là nói nhanh cả câu trong một hơi. Việc học thuộc theo cách thức trên được thực hiện bằng cách đọc to và lặp đi lặp lại nhiều lần. Việc đọc to sẽ giúp cho việc rèn luyện cơ miệng để nói đúng âm chuẩn. Việc luyện nói nhanh, nói lướt câu trong một hơi để luyện khả năng cảm nhận câu thông qua ngữ âm, ngữ điệu. Vì thông thường trong giao tiếp nhiều lúc khi đối tượng nói nhanh, nói lướt ta không nghe được hết nhưng cảm nhận được âm điệu của câu vẫn biết đó là câu gì, có ý nghĩa gì. Việc lặp đi lặp lại nhiều lần là nhằm để đạt đến mức độ học thuộc triệt để, ăn sâu vào trí não không thể quên được và khi cần có thể buột miệng nói ra. Viết các câu ra giấy và mang theo bên mình mọi lúc, mọi nơi. Quá trình học phải liên tục không ngừng nghỉ, và nhất thiết phải học theo băng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

– Mỗi tuần học thuộc một bài văn

Mỗi tuần ít nhất học thuộc một bài văn. Chỉ cần bạn mỗi tuần học thuộc làu làu một bài văn, một năm sau nhất định bạn sẽ nói được tiếng Anh một cách lưu loát, và khi đó thi cử chỉ còn là chuyện vặt. Để học thuộc đoạn văn cũng không ngoài phương pháp lặp đi lặp lại nhiều lần, tự nhiên sẽ học thuộc. Mỗi bài khóa đọc thuộc toàn bài, nhưng chỉ chọn một đoạn để học thuộc lòng “làu làu như cháo chảy”, tốt nhất có thể viết ra được. Như vậy rất có lợi cho thi cử! Nên tránh việc chỉ đọc qua một vài lượt rồi nghĩ hiểu là được rồi, như thế là cực kỳ sai lầm. Phương pháp học chỉ hiểu mà không thể đọc thuộc lòng không thể thay đổi được “tố chất não” chúng ta, hiểu chỉ dừng lại ở tầng nông của trí nhớ mà thôi. Hiểu rất quan trọng nhưng học thuộc lòng càng quan trọng hơn nhiều!

 

– Thời gian một lần học không cần vượt quá 5 phút!

 

Thời gian một lần học thuộc lòng không cần vượt quá 5 phút! Bí quyết của việc học thuộc lòng là: “Ăn ít nhưng ăn nhiều bữa”. Mỗi lần ăn một ít, ăn làm nhiều lần! Không nên ép mình một lần phải học thuộc hết, chỉ cần tranh thủ “hễ rảnh thì học thuộc lòng” là được. Tốt nhất mỗi ngày có thể tranh thủ được thời gian rảnh để lặp lại từ 20 lần trở lên! Người càng bận rộn, càng phù hợp với việc học thuộc lòng, bởi vì những người bận rộn có rất nhiều thời gian vặt vãnh, hơn nữa hiệu suất sử dụng thời gian của họ rất cao: trên đường đi công tác, giờ giải lao giữa hội nghị, trước và sau 3 bữa ăn,… Có thể vừa chạy vừa học, vừa nhảy vừa học, cũng có thể đọc thầm.

 

Kiên trì học thuộc lòng trong vòng 3 tháng sẽ đạt được khả năng ghi nhớ phi phàm. Trung bình mỗi ngày học thuộc lòng 5 câu, một tháng học thuộc 150 câu, ba tháng học thuộc 450 câu là có thể cơ bản giao tiếp được bằng tiếng Anh. Hơn nữa, khi học một câu thì có thể suy ra 10 câu tương tự. do vậy học thuộc lòng 100 câu thì có thể sử dụng được 1000 câu,…

 

Trên đây là những hướng dẫn cách thức, phương pháp cụ thể để học tiếng Anh theo phương pháp học tiếng Anh Crazy English của Lý Dương. Mặc dù có những yếu tố đi ngược lại quan niệm dạy và học tiếng Anh từ trước đến nay, nhưng Crazy English đã dựa trên những cơ sở rất khoa học và khách quan, và có thể áp dụng vào việc dạy học tiếng Anh để nhằm đem lại kết quả cao hơn. Tính đúng đắn của nó cũng đã được kiểm nghiệm trong thực tế.

 

Cách học thuộc:

 

– Nghe băng

– Đọc chậm, to, rõ, chính xác

– Đọc lướt nhanh cả câu

– Lặp đi lặp lại 100 lần => buột miệng nói ra được => nên mới gọi là Crazy

 

Nội dung Crazy English
Crazy English (CE), là một phương pháp học tiếng Anh được Lý Dương phát triển. Khi chuẩn bị cho kỳ thi CET4 trong trường ĐH, anh nhận ra rằng thật hiệu quả khi đọc to những đoạn text, đọc to nhất có thể. Anh làm việc này mỗi sáng và 4 tháng sau khả năng ngôn ngữ của anh tăng rất nhiều. Chứng minh bằng việc Lý Dương vượt qua kỳ thi và đạt điểm cao thứ nhì trong trường Đại học. Được khích lệ từ chính thành quả đó, Lý Dương trở nên tự tin hơn. Anh tiếp tục luyện tập kỹ năng nghe cũng như dịch, và dần dần phát triển thành một phương pháp học tiếng Anh. Khi anh luyện tập, anh hét lớn và làm các động tác và vì thế trông anh rất Crazy. Do đó anh đặt cho phương pháp học tiếng Anh của mình là Crazy English.
Phong cách luyện tập của học viên Crazy English
“Practice crazily – Speak naturally”
CE là một chương trình đào tạo rất phổ biến và không có tính truyền thống cho học viên Trung Quốc. Lý cho rằng CE được phát triển để đáp lại “Bi kịch của việc giảng dạy truyền thống” ở Trung Quốc. Nó được gọi là “Tiếng Anh là một ngôn ngữ la lớn”, một chương trình khích lệ những học viên nói tiếng Anh khi họ theo học. Nó sử dụng một chuỗi các phương pháp học căn bản mà hình thức cốt lõi là hét lớn những âm, những câu, những đoạn khóa và những đoạn văn ngắn một cách lặp đi lặp lại. Người sáng lập ra nó tin rằng khi bạn hét lớn nghĩa là bạn đang học. Những đoạn văn tập trung về ngữ âm và được viết ở dạng song ngữ, tiếng Anh và tiếng Trung. Hầu hết những sách CE đều chứa đầy những cụm từ có tính chất khích lệ, những câu chuyện tạo động lực và những lời khuyên cho việc chinh phục tiếng Anh thành công.
Bảng 1: Mẫu nội dung sách CE
Phần 1 6 chủ để ngắn tiếng Việt (17 trang) Bí mật về lỗi của người Việt học tiếng Anh Phân tích những nguyên nhân gây ra lỗi của người Việt học tiếng Anh và đưa ra giải pháp để phát triển tiếng Anh của họ
Phần 2 10 chương

(119 trang)

Chinh phục ngữ âm chuẩn Mỹ Làm chủ ngữ âm chuẩn Mỹ bằng việc thực hành 1000 câu.
Phần 3 12 đoạn hội thoại ngắn

(11 trang)

Những đoạn hội thoại thực tế của người Mĩ. Học cách sử dụng những cách diễn đạt theo thành ngữ trong những đoạn hội thoại thực tế.
Phần 4 12 đoạn văn ngắn trung bình 122 từ mỗi đoạn.

(11 trang)

12 đoạn văn ngắn mà Lý Dương tin rằng có thẻ thay đổi và định hình cuộc sống của 1 người. Nhằm đạt được sự thành thạo tự động (blurt-out) bằng việc đọc và kể lại những đoạn văn ngắn và khích lệ người học với những ý động viên tinh thần trong những bài khóa.
Phần 5 Một đoạn thư dài với 609 từ

(2 trang)

Nhiệm vụ cuối cùng: 1 bức thư gửi cha mẹ Để thử thách và kiểm tra việc làm chủ toàn bộ sách (từ vựng, ngữ pháp) bằng việc khích lệ người học kể lại những đoạn văn dài hơn
Phần 6 Những lời khuyên

(8 trang)

Tập trung đặc biệt:

Chinh phục tiếng Anh trung học trong 5 phút

Những lời khuyên cho học sinh trung học làm thế nào để học tiếng anh hiệu quả và chuẩn bị cho kỳ thi đại học.
Trong những lớp học trẻ em và người lớn được khích lệ nói “to nhất có thể”, “nhanh nhất có thể” và “rõ nhất có thể”. Những hoạt động chính của lớp học tập trung nhiều vào ngữ âm và luyện tập tăng cường thông qua việc dịch, bắt chước, nhắc lại và kể lại, cùng với phương pháp 1 – 3 – 5.
1 có nghĩa là việc huấn luyện 1 hơi thở, người học được dạy nói nhiều nhất có thể trong 1 hơi thở. Mục đích của việc này là luyện cơ hoành để nói như người bản ngữ. Lý Dương cho rằng đây là cách người bản ngữ nói tiếng Anh.
+3 có nghĩa là phương pháp 3 nhất yêu cầu người đọc phải nói tiếng Anh rõ nhất, to nhất, và nhanh nhất có thể.
+5 có nghĩa là lời khuyên cho ngữ âm: phát âm khuếch đại những nguyên âm đơn, nguyên âm đôi dài và đầy và những nguyên âm ngắn dứt khoát và mạnh, sử dụng âm bụng, tạo nối âm, giảm âm và tạo phụ âm sát (fricative) tròn đầy.
Ở CE, mỗi âm được gán với 1 động tác tay giúp phát âm dễ dàng hơn. CE nhấn mạnh vào việc luyện tiếng Anh nói chứ không phải là những loại hình khác.
Crack pronuncitation through Gesture – Nét văn hóa đặc trưng của Crazy English
CE là một phương pháp phức tạp đòi hỏi sự nghiên cứu tỉ mỉ và chất lượng. Nghiên cứu nhăm vào việc  xác định tính cốt lõi và tính tự nhiên của sự khích lệ người học và chất lượng đầu ra, những điều này liên quan trực tiếp đến những nguyên lý sư phạm và những hoạt động lớp học. Nghiên cứu nhằm vào việc trả lời những câu hỏi sau:
+Tại sao người học chọn CE?
+Người học nghĩ gì về đầu ra từ chính những trải nghiệm CE của họ?
Những nguyên lý sư phạm có thể được đưa ra thực tế sử dụng những kỹ thuật dẫn ra từ một số phương pháp. Có thể có một khoảng cách giữa những người tán thành và những gì họ thực hiện, và cái nhìn của những người luyện tập cần được tập hợp lại để xem xét sự giảng dạy thực tế. Việc khích lệ người học liên quan đến cả sự lựa chọn hoạt động và sự cố gắng thực hiện nó. Để kiểm chứng điều này, cần phải kiểm tra làm thế nào mà giáo viên làm người học thích thú, cũng như làm thees nào người học duy trì được sự thích thú đó và đầu tư thời gian, năng lượng để có những sự cố gắng thiết thực trong việc chinh phục những mục tiêu nhất định. Thêm nữa, việc động viên người học không TĨNH trong suốt lúc học, mà thay đổi theo thời gian và tại những cấp độ khác nhau nhằm tạo ra những ảnh hưởng khích lệ khác nhau. Có 2 cách để biết được điều này: hỏi những giáo viên và những người học về cái nhìn của họ về việc dạy và học tiếng Anh sử dụng CE và những gì họ lĩnh hội được từ việc giảng dạy ở CE.
Total mastering English is the most effective way to love your country!
1